10 Xu Hướng Digital Marketing năm 2019
Trong kỷ nguyên công nghệ cao hiện nay, các Marketer không ngừng cập nhật những xu hướng mới nhất để thành công trong lĩnh vực của họ.
Chúng tôi mong muốn được chia sẻ những đổi mới trong lĩnh vực Digital Marketing. Thật thú vị khi biết được những thông tin mới, tin tức nóng hổi và cả những gì đang thịnh hành. Các chiến lược marketing là xu hướng của năm ngoái có thể trở nên lỗi thời trong năm nay. Liệu AI và ML đã bị thay thế trong cuộc chơi? Liệu Content vẫn là “vua” vào năm 2019? Chúng tôi đã hỏi các Digital Marketer trong nền tảng của chúng tôi để chia sẻ suy nghĩ và đặt phiếu bầu của họ.
Dưới đây là những xu hướng Digital Marketing vào năm 2019 và xa hơn nữa.
1. Micro-Moments
Micro-Moments là những khoảnh khắc khi chúng ta mở chiếc điện thoại thông minh lên để thực hiện bất kỳì hành động nào chúng ta muốn hoặc cần ngay tức thì.
Chúng ta sẽ không nghĩ về bữa ăn tối suốt cả ngày, thay vào đó chúng ta quyết định việc ăn gì, mua ở đâu hay đi đâu chỉ trong một thời gian tức khắc, vì vậy những điều cơ bản về Micro-Moments mà các Marketer cần biết sẽ bao gồm:
Làm thế nào bạn có thể tận dụng lợi thế của những khoảnh khắc như một Digital Marketer? Bạn cần ở xuất hiện vào chính xác thời điểm mà người tiêu dùng đi đến quyết định – “đúng lúc, hữu ích và nhanh chóng.”
Micro-Moments có thể xem là yếu tố để thay thế hành trình mua hàng thẳng của khách hàng gồm: nhận thức, xem xét, quyết định. Ngày càng có nhiều nhà tiếp thị đang nhận ra rằng khách hàng thật sự khó đoán và họ không luôn luôn làm theo quy trình Phễu mua hàng trong các quyết định mua của họ. Khi họ nghĩ và nói về một cái gì đó thì sau đó rất nhanh họ tìm hiểu về nó, nhìn thấy nó và thử nó. Người tiêu dùng đang phụ thuộc rất nhiều vào điện thoại thông minh khi đưa ra quyết định.
Để bắt được nhiều nhất Micro-Moments, bạn nên:
- Xác định khoảnh khắc muốn mua hàng tức thì của khách hàng.
- Có mặt trong những khoảnh khắc cần thiết.
- Cung cấp nội dung có liên quan cho từng khoảnh khắc.
- Đề xuất một sản phẩm hay dịch vụ đúng nhu cầu để người tiêu dùng tiến hành mua.
Khái niệm này thực sự nhấn mạnh về chất lượng, phù hợp, và tính hữu dụng của sự phản ứng trong Digital Marketing. Hãy cân nhắc và xem xét cách Micro-Moments giúp bạn tiếp cận khách hàng của mình.
2. Omni-Channel Marketing
Bước sang một kênh khác, Multi-channel, hay còn gọi là Omni-channel, thuật ngữ thông dụng mới của năm 2019.
Tóm lại, Omni-channel marketing là quá trình sử dụng nhiều nền tảng (như phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng hoặc nội dung blog) để cung cấp cho khán giả một trải nghiệm đa kênh.
Ngày nay, các marketer cần phải cung cấp một trải nghiệm liền mạch, không phụ thuộc vào kênh hoặc thiết bị.
Các công ty sử dụng ba hoặc nhiều kênh tiếp thị có thể chứng kiến một sự tăng lên của tỷ lệ tương tác (18,96% trên omni-channel vs 5.4% trên kênh đơn) và tỷ lệ duy trì khách hàng.
Ví dụ, Sephora tạo ra một trải nghiệm mua hàng trực tuyến Omni-channel giúp kết nối khách hàng Online đến thăm cửa hàng của họ. Ngoài các cuộc hội thảo về làm đẹp và lấy mẫu, khách hàng có thể sử dụng máy tính bảng trong cửa hàng để truy cập vào tài khoản của họ trong khi mua sắm. Quan trọng hơn, điều này giúp cho các khách hàng mới dễ dàng trong việc lựa chọn khi mua sắm.
Để trở nên nổi bật, các thương hiệu cần phải gửi một thông điệp nhất quán trên tất cả các phương tiện có sẵn, bao gồm các cửa hàng vật lý, các kênh truyền thông xã hội, landing page..vv Kết nối kênh khác nhau và tạo ra một sự chuyển đổi liền mạch giữa các thiết bị không phải một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng là cần thiết.
3. Hyper-Personalization
Thống kê cho thấy 63% người tiêu dùng là rất khó chịu với quảng cáo chung chung, và 90% trong số họ khẳng định họ cảm thấy hấp dẫn đối với quảng cáo được cá nhân hóa.
Để nổi bật trong năm 2019, bạn cần phải thực sự cá nhân hoá tiếp thị của bạn, và nó phải vượt xa các quảng cáo cá nhân khác. Đã đến lúc nên tập trung vào nội dung cá nhân, gợi ý sản phẩm, và giá cả. Những nhà tiếp thị ngày nay có thể truy cập dữ liệu như lịch sử mua hàng, hành vi tiêu dùng trực tuyến, cũng như phần mềm tiên tiến khác để thực hiện chiến dịch.
Chiến dịch tiếp thị Spotify là một ví dụ tuyệt vời của tận dụng sức mạnh của cá nhân. Họ thu thập các số liệu đáng kinh ngạc của dữ liệu và sử dụng nó để nhắm đến người tiêu dùng một cách thú vị và hiệu quả.
Mỗi billboard đều thể hiện một thông điệp cá nhân hoá đến những khách hàng cá nhân, chẳng hạn như “Gửi những người dân tại Theatre District, bạn đã nghe Hamilton Soundtrack 5376 lần trong năm nay, bạn có thể mua vé giúp chúng tôi chứ?”
Không chỉ có khách hàng của bạn mới nhận ra điều này mà nó còn làm cho những người khác vui vẻ. Khách hàng tin tưởng bạn và gửi dữ liệu của mình để họ có thể nhận được thông báo cá nhân khi có và đó không phải là một lời rao hàng.
4. Artificial Intelligence
Hãy dụng trí tuệ nhân tạo trong Marketing trước khi nó chiếm lấy thế giới này.
Các nhà phân tích của Gartner dự đoán rằng đến năm 2020 công nghệ AI sẽ phổ biến trong hầu hết các sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ mới. Bạn đã sử dụng AI? Nó sẽ sớm được sử dụng để quảng bá cho các dịch vụ, và nó đã được sử dụng trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, đề xuất sản phẩm, sáng tạo nội dung, và cá nhân hóa tiếp thị.
AI có thể phân tích hành vi người tiêu dùng, mẫu tìm kiếm và dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp hiểu được cách khách hàng tương tác với sản phẩm của mình. AI được sử dụng rộng rãi trong các đề xuất sản phẩm. Bạn có thể nhìn thấy các khuyến nghị cho các sản phẩm bạn quan tâm đến như “những khách hàng mua mặt hàng này cũng mua”. Đúng vậy, các đề xuất này đã được tạo nên bởi AI.
Bạn chưa thực sự sẵn sùng dùng AI? Hãy thử dùng công cụ và dịch thiết lập AI có liên quan nếu bạn muốn có một sự tăng trưởng vượt trội và bỏ xa các đối thủ của mình.
5. Content Marketing Dominates SEO
Nếu bạn đang theo dõi các xu hướng SEO mới nhất, bạn có thể cập nhật được các thuật toán tìm kiếm mới nhất của Google. Xu hướng này cũng đang được nghiên cứu thường xuyên, các bài viết cập nhật về chủ đề này cũng đang rất được ưa chuộng.
Chi phí của Content Marketing thấp hơn 62% so với Marketing truyền thống nhưng mang lại một lượng traffic rất lớn.
Tất nhiên, bạn không nên chỉ quan tâm đến SEO khi tạo nội dung. Hãy tạo nội dung có liên quan, thu hút khách hàng mới vào trang web của bạn và giải quyết vấn đề của họ để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Ví dụ, nhà xuất bản trực tuyến Rip Curl hay được gọi là The Search quảng bá tường tận về các khía cạnh của đời sống lướt sóng, các bức ảnh tuyệt đẹp và những câu chuyện được kể bởi rất nhiều người lướt sóng. Những nội dung không quảng cáo với chủ đề hữu ích là cách tốt nhất để giành được trái tim và tâm trí của khách hàng.
6. Video Marketing
Video là không còn chỉ là một trong các loại nội dung, đó là trung tâm của chiến lược tiếp cận hầu hết các thương hiệu. Trong thực tế, video là cách phổ biến nhất để tìm hiểu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Hình ảnh, dù có lộng lẫy như thế nào thi vẫn không thể cạnh tranh khi so sánh với những câu chuyện được kể thông qua video. Ví dụ, #FriendsFurever là một chiến dịch tiếp thị ngắn chạy của Google để thúc đẩy công ty con Android của mình.
Một số nhà tiếp thị cho rằng nội dung video là quá đắt tiền để sản xuất, chúng tôi đảm bảo với bạn rằng thời đại của video đắt tiền đã kết thúc. Ngày nay bạn có thể quay một video chất lượng cao chỉ với điện thoại thông minh của bạn, và có rất nhiều công cụ chỉnh sửa video với giá cả phải chăng trên thị trường.
Và chúng ta không quên về phương tiện truyền thông xã hội Stories! Các nhà tiếp thị sử dụng Stories của Instagram và Facebook để tiếp cận và nâng cao nhận thức thương hiệu đối với những khán giả trẻ. Stories là một công cụ tiết kiệm chi phí hiệu quả và ít gây phiền cho người dùng hơn so với quảng cáo.
Có một định dạng video dành cho mọi thị trường: video giải thích, video hướng dẫn, video hoạt hình, video trực tiếp. Hãy chọn ra hình thức phù hợp với thương hiệu của bạn nhất để áp dụng nhé.
7. Chatbots
Có bao nhiêu chuyên gia hỗ trợ khách hàng mà chúng ta đang trò chuyện là Robot? Câu trả lời là “Hầu hết”.
Instant message đã và đang áp dụng công nghệ trên nền tảng AI để trò chuyện với khách hàng của bạn. Chatbot đang trở nên thông minh hơn qua từng năm và bây giờ nó đã được đặt rộng rãi trên các trang web, landing page, app và nhiều hơn nữa.
Chatbot nổi tiếng của Facebook tổ chức từ VentureBeat
Lợi ích hàng đầu của chatbot bao gồm dịch vụ 24 giờ và phản hồi tức thời các thắc mắc. Chatbot không phải con người, nhưng nó có thể rất hữu ích khi ứng phó với các câu hỏi thường gặp một cách nhanh chóng.
8. User-Generated Content
User-Generated Content (UGC) đề cập đến các nội dung được tạo ra bởi chính khách hàng của một thương hiệu. Nó có thể là bất cứ điều gì từ các nhận xét , hình ảnh đến bài viết truyền thông xã hội và stories. Millennial và Gen Z là những khách hàng rất khó để làm hài lòng, và các thương hiệu đang cố gắng để khuyến khích khách hàng tạo ra nội dung của riêng mình. Nếu thực hiện đúng thì UGC marketing là một cách tiếp cận hiệu quả, không gây phiền cho người dùng giúp nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Mọi người thường tin tưởng những người xung quanh hơn là các thương hiệu.
Một ví dụ điển hình, GoPro đã áp dụng UGC cho kênh Youtube của mình, họ đăng tải những video chất lượng được sản xuất bởi chính khách hàng. Kênh Youtube của GoPro hiện đã có hơn 7 triệu lượt đăng ký.
9. Augmented Reality (AR)
Trong khi VR (thực tế ảo) được xem là thiết bị nhìn của tương lại thì AR (thực tế tăng cường) lại là hình thức được sử dụng để thực thi nhiều hơn khi đứng trên khía cạnh Marketing. Các chuyên gia dự đoán rằng vào năm 2022, 70% doanh nghiệp sẽ được thử nghiệm với công nghệ thực tế tăng cường (AR) này.
Thương hiệu hiệu đang sử dụng AR ngày càng nhiều để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng và tăng doanh thu. Bây giờ bạn có thể thử quần áo, trang điểm và hình dung các thiết kế ngay tại nhà chỉ bằng việc sử dụng chiếc điện thoại của mình.
Với sự phát triển nhanh của cộng nghệ AR và sự tiếp cận dễ dàng của công nghệ, bạn có thể cải tiến cách xây dựng thương hiệu và tạo ra những App thú vị cho khách hàng.
10. Progressive Web Apps
Có vẻ như không điều gì có thể thay thế App trên di động. Nhưng bạn có thể muốn cân nhắc về PWAs vì những lí do sau.
Một cách hiểu đơn giản, Progressive Web Apps là các trang web làm việc như các ứng dụng di động. Nó cung cấp các chức năng của một ứng dụng di động – thời gian tải nhanh, hiện thông báo, chế độ offline,… nhưng PWAs không bị giới hạn ở một nền tảng (Android hoặc iOS).
Chúng ta dành nhiều thời gian trên các thiết bị di động và ít hơn vào máy tính, nhưng chẳng ai muốn tải một ứng dụng mới mỗi ngày. PWAs chính là giải pháp cho vấn đề này. Họ cung cấp những trải nghiệm người dùng được sắp xếp hợp lý và dễ dàng truy cập.
PWAs không nhất thiết phải thay thế các ứng dụng App trên điện thoại mà có thể bổ sung cho chúng.
Đây là những thương hiệu đang sử dụng PWAs bên cạnh ứng dụng trên điện thoại (App).
Một PWA có thể giúp gì thương hiệu của bạn? Bạn đã sẵn sàng để thực hiện công nghệ này? Đây là một câu hỏi hay để cả hai đội marketing và sản phẩm cùng thảo luận.
Kết, hãy lưu lại những xu hướng này và cố gắng áp dụng khi thực hiện các chiến lược cho doanh nghiệp của bạn. Có thể chúng tôi vẫn còn bỏ lỡ xu hướng nào đó? Bạn có muốn mở rộng danh sách này? Hãy cho chúng tôi ý kiến của bạn nhé!