Xu hướng tuyển dụng hậu COVID-19
Khả năng phân tích ứng viên của các nhà ứng dụng đang tốt lên nhiều. Do đó, ứng viên cần phải làm tốt hơn.
Hơn một năm sau khi đại dịch COVID-19 xảy ra, phong cách làm việc của mọi người cũng dần thay đổi. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thích nghi với phương thức làm việc từ xa (WFH), cũng như các công cụ làm việc khác. Do đó, việc thay đổi phương thức tuyển dụng thay đổi cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
1. Các cuộc phỏng vấn qua video tăng 159%, cho phép nhà tuyển dụng kiểm tra và phân tích câu trả lời của ứng viên bằng cách sử dụng video ghi lại các cuộc phỏng vấn.
Việc thực hiện phỏng vấn trực tuyến đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Các cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ phỏng vấn qua hình thức video trực tuyến đã tăng lên 159% so với năm 2020.
Trong khi tình trạng cắt giảm nhân viên ở các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số doanh nghiệp lại tăng cường tuyển dụng nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng, đồng thời hỗ trợ các xu hướng mới đang phát triển như thương mại điện tử và công nghệ thông tin.
Sự thay đổi nhanh chóng của chế độ làm việc từ xa đã buộc các nhà tuyển dụng phải dựa vào những giải pháp kỹ thuật số, hoặc triển khai công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách cắt giảm nguồn nhân lực.
Các giải pháp khác cũng đã góp phần thay đổi giới tuyển dụng, bao gồm mở rộng nhóm việc làm, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thúc đẩy các vấn đề tuyển dụng và tập trung vào các kỹ năng mềm của ứng viên. Những điều này dẫn đến tình trạng “bình thường mới” cho nhà tuyển dụng trong thời gian ngắn.
Trước COVID-19, hiếm có cuộc phỏng vấn nào diễn ra qua video, và đa phần các doanh nghiệp cũng hiếm khi phỏng vấn người xin việc trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ trong vòng hơn một năm qua, các doanh nghiệp đã nhận ra được các lợi ích lâu dài của phương pháp này. Các nhà quản lý tuyển dụng của P&O Ferries cho biết, kể từ khi chuyển sang phỏng vấn trực tuyến, họ dành ít hơn 62% thời gian để phỏng vấn và đánh giá ứng viên. Có đến 90% nhà tuyển dụng cho rằng họ muốn tiếp tục sử dụng phương pháp này khi đại dịch kết thúc. Ngoài ra, tỉ lệ người xin việc nhận được đánh giá 4-5 sao thông qua phỏng vấn trực tuyến lên đến 94%.
Phương pháp phỏng vấn này không chỉ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn cho phép họ kiểm tra các câu trả lời của ứng viên bằng cách phát lại video phỏng vấn để phân tích thêm. Điều này giúp cho kết quả phỏng vấn tổng thể của các ứng viên trở nên chính xác và khách quan hơn. Quan trọng nhất, các video được ghi hình lại cũng cho phép ứng viên thể hiện hết tiềm năng của họ theo những cách mà một chiếc CV không thể làm được.
2. Chúng ta có thể làm việc mà không bị giới hạn, dù là ở bất cứ đâu trên thế giới!
Vì nhiều người sử dụng lao động có kế hoạch làm việc từ xa hoặc tiếp tục kết hợp cả làm việc tại nhà và làm việc tại văn phòng ngay cả khi dịch bệnh kết thúc. Các rào cản về vị trí làm việc sẽ được loại bỏ. Đây không chỉ là tin tốt cho công ty trong việc có thể tìm thấy các ứng viên tiềm năng ở bất kỳ đâu trên trái đất mà còn có thể hữu ích khi tuyển dụng một lực lượng lao động đa dạng hơn. Điều này làm cho nó có thể thu hút nhân tài từ tất cả các chủng tộc và các nền văn hóa đa dạng.
3. Kỹ năng mềm mà ứng viên nào cũng cần có
Năm 2020, có nhiều doanh nghiệp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính linh hoạt ở nhiều vị trí công việc. Và đó cũng chính là lý do khiến các nhà tuyển dụng ngày càng chú ý đến các kỹ năng mềm của ứng viên, đặc biệt là khả năng thích nghi tốt với môi trường mới.
Kỹ năng mềm chính là các đặc điểm hoặc năng lực hỗ trợ chúng ta trong công việc và giao tiếp với người khác một cách hiệu quả. Một số ví dụ về các kỹ năng mềm của ứng viên có thể bao gồm:
- Tư duy phản biện và sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp
- Trí tuệ cảm xúc
- Khả năng quản lý
- Khả năng hợp tác
- Khả năng thích nghi
Do đó, nhà tuyển dụng và bộ phận nhân sự cần phải đánh giá lại quy trình tuyển dụng, thêm vào những yếu tố đánh giá như quản lý thời gian, khả năng thích ứng với công việc khi cần thiết, hoặc khả năng làm việc trong điều kiện không ổn định. Mặc dù dịch bệnh sẽ qua đi, nhưng bằng cách nào đó những kỹ năng này sẽ mang lại lợi ích cho cả người lao động và nhà tuyển dụng trong tương lai.
Một kỷ nguyên tuyển dụng mới đã ra đời. Vì vậy, dù là phía ứng viên hay bản thân nhà tuyển dụng cũng đều phải theo sát sự thay đổi này, cùng lúc đó nỗ lực phát triển, gắn kết với thế giới đang thay đổi ngày một nhanh hơn.
✦✦✦
Tham gia GetLinks – mạng lưới tài năng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Mở rộng mạng lưới của bạn và khám phá các cơ hội việc làm.