5 ngành công nghiệp tại Đông Nam Á sẽ được lợi nhiều nhất từ Blockchain
Một thực tế là Đông Nam Á đang đi đầu cuộc cách mạng blockchain hiện nay.
Các startup rất ưa thích sự cởi mở về phát triển công nghệ của khu vực này, và chính phủ cũng rất mong chờ thêm nhân lực và dòng tiền đổ vào cho nền kinh tế địa phương của họ. Tất nhiên, người dân sẽ được lợi nhiều nhất.
Từ tài chính tới vận chuyển, blockchain có thể tạo ra những phát triển mạnh mẽ và thậm chí còn tạo ra các cơ hội tưởng chừng như không có. Tiềm năng của công nghệ này lớn tới mức đem lại một phương thức mới cho sự minh bạch và bảo mật, bên cạnh đó là giảm thiểu chi phí, tất cả đều rất quan trọng và thu hút bất kì doanh nghiệp nào.
Dưới đây là NĂM lĩnh vực mà blockchain được dự báo sẽ làm nên những đột phá trong khu vực.
1. Tài chính
FinTech được dự báo sẽ có nhiều thay đổi nhất trong vài năm tới.
Rất nhiều người châu Á không có tài khoản ngân hàng, trong khi rất nhiều trường hợp phải thường xuyên phải chuyển tiền về gia đình. Tuy vậy họ rất nhạy bén trong việc cập nhật xu hướng điện thoại thông minh mới, đây chính là lợi thế cho blockchain phát triển.
Chính phủ Singapore, Thái Lan và Indonesia đã và đang tài trợ một số dự án ứng dụng blockchain vào mảng tài chính công. Tại Singapore, dự án phát triển blockchain lớn nhất là Project Ubin, được triển khai bởi Ngân hàng Trung ương MAS. Dự án nghiên cứu việc sử dụng digital token dưới dạng đô la Singapore ảo, rút ngắn thời gian giao dịch tài chính trong nước và quốc tế. Tương tự, dự án Thái Lan Inthanon của Ngân hàng Thái Lan nghiên cứu tiềm năng tạo ra một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Thái Lan cũng đã thành lập nên Sáng kiến Cộng đồng Blockchain Thái Lan với sự hợp tác của 14 ngân hàng và 7 tập đoàn, mở ra nhiều cơ hội ứng dụng blockchain cho các ngân hàng. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Indonesia, đã công bố kế hoạch ra mắt loại tiền kỹ thuật số của riêng mình, nhưng không được phân cấp; và đồng rupiah kỹ thuật số này sẽ được phát hành bởi Ngân hàng Indonesia.
Các startup cũng đang bắt đầu nghiên cứu để xây dựng một hệ thống chuyển khoản chi phí thấp trong nước cho các công dân thành phố không có tài khoản ngân hàng của Đông Nam Á. Cùng với công ty OmiseGO nổi tiếng của Thái Lan (OMG), Lala World của Malaysia và Coins.ph của Philippines cũng đã tạo ra các mạng lưới hoạt động để giải quyết vấn đề đó.
Tài chính vi mô là một lợi thế lớn khác cho các nhà phát triển blockchain. Công ty DApact của Campuchia đang cung cấp các khoản vay tín dụng nhỏ, lãi suất thấp cho người Campuchia với nền tảng dựa trên blockchain. Tổ chức tài chính vi mô lớn nhất Myanmar – BC Finance, đang hợp tác với công ty phần mềm Infoteria của Nhật Bản để thử nghiệm việc sử dụng blockchain trong công việc kinh doanh của công ty.
2. Năng lượng
Không chỉ hóa đơn tiền điện mà bản thân việc sản xuất điện sẽ được quản lý và giám sát thông qua blockchain.
Năng lượng là lĩnh vực cực kỳ hấp dẫn để ứng dụng blockchain. Các lưới năng lượng cho phần lớn khu vực Đông Nam Á, như Philippines, không đáng tin cậy và đôi khi không thể tiếp cận tới các khu vực nông thôn. Đồng thời, tại các quốc gia như Singapore và Thái Lan, ứng dụng blockchain vào quá trình tạo, thanh toán và xử lý dữ liệu hứa hẹn một tương lai hiệu quả và tin cậy cho ngành công nghiệp.
BCPG, chi nhánh năng lượng tái tạo của công ty lọc dầu Bangchak của Thái Lan, đã hợp tác với tập đoàn bất động sản Sansiri xây dựng cộng đồng thông minh đầu tiên của Thái Lan với mái nhà năng lượng mặt trời ứng dụng blockchain. Trong khi ở Philippines, công ty Energo Labs có trụ sở tại Thượng Hải đang sử dụng blockchain để quản lý lưới điện vi mô, mang điện đến các vùng sâu vùng xa của đất nước.
Với startup của Singapore Electrify, người tiêu dùng có thể sử dụng hợp đồng thông minh để liên lạc với các nhà cung cấp điện. Các hợp đồng ứng dụng blockchain này sẽ chứa các điều khoản giữa cả người mua và người bán, cũng như ban hành thỏa thuận. Electrify cũng sẽ thu thập và hiển thị các mức giá điện trong nước.
3. Nông nghiệp
Từ theo dõi sản phẩm đến kiểm tra kho hàng, ngành nông nghiệp đang chuẩn bị cho một cuộc đổi mới công nghệ cao.
Là một ngành đã rất quan trọng ở phần lớn Đông Nam Á, nông nghiệp có thể tận dụng blockchain để cải thiện phương thức canh tác và phân phối. Các nhà bán lẻ có thể theo dõi các sản phẩm từ tất cả các nhà cung cấp, nhà phân phối của họ và phổ biến thông tin đó cho người tiêu dùng, bao gồm ngày sản xuất, nhiệt độ bảo quản, nguồn gốc và thông tin vận chuyển.
Tổ chức Blockchain For Livelihoods From Organic Cambodian Rice của Campuchia (BlocRice) sử dụng một cuốn sổ cái kỹ thuật số. Một dự án của Oxfam trong đó hệ thống tạo ra một hợp đồng thông minh giữa nông dân hữu cơ, nhà xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ. Tất cả các bên liên quan có thể xác minh và thực thi hợp đồng kỹ thuật số. Tổ chức này cũng giới thiệu cách thanh toán không dùng tiền mặt cho nông dân và các ứng dụng theo dõi lộ trình mua gạo của người tiêu dùng.
Dự án Bananacoin của Lào lại có một cách tiếp cận khác, sử dụng sự phổ biến của cryptocurrencies để kêu gọi tài trợ dự án trồng chuối chất lượng nhưng giá thành khá cao với tên gọi “Lady Lady Finger”. Các đồng Bananacoin được tương đương với giá thị trường của 1kg chuối, tính bằng đồng USD.
4. Giao hàng và Du lịch
Việc mua vé máy bay hoặc theo dõi trạng thái đơn đặt hàng trực tuyến của bạn sẽ được cải thiện và an toàn hơn với công nghệ blockchain.
Hiện nay rất nhiều hệ thống hiện tại đã có điểm kiểm tra và theo dõi tại chỗ. Điều này cho phép blockchain ghi lại các giao dịch một cách dễ dàng. Thái Lan đang là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này với ví dụ Bưu điện Thái Lan. Hệ thống bưu chính của nước này sẽ sử dụng blockchain để theo dõi việc vận chuyển các mặt hàng có giá trị cao để đảm bảo chúng được giao tới người nhận.
Ngoài ra, ngành du lịch cũng có tiềm năng ứng dụng blockchain cao. Các hoạt động như bán vé, chương trình trao thưởng và theo dõi các chuyến bay có thể trở thành một phần của blockchain, giúp mọi người được thông báo và cập nhật chính xác và thường xuyên. Startup Tripio của Singapore đã tạo ra một marketplace kết nối khách hàng với các nhà cung cấp dịch vụ. Marketplace này sử dụng hợp đồng thông minh để khuyến khích các hoạt động tích cực như trao thưởng cho người dùng, cả khách du lịch và nhà cung cấp dịch vụ.
5. Ứng dụng xã hội
Các chính phủ Đông Nam Á đang nhắm đến việc sử dụng blockchain để trao đổi kiến thức và phân phối dữ liệu với công dân của họ.
Blockchain không nhất thiết chỉ dành cho các ngành công nghiệp trọng điểm. Blockchain còn có tiềm năng thay đổi cách chúng ta giao tiếp với nhau cũng như kiểm soát dữ liệu chúng ta chia sẻ trực tuyến.
Tương tự như trang Steemit của Mỹ, nền tảng phương tiện truyền thông xã hội Serey của Campuchia đã được tạo ra để khuyến khích người Campuchia chia sẻ kiến thức và nhận điểm thưởng với đồng tiền kỹ thuật số có tên là Serey coins. Hệ thống này thúc đẩy người dùng tiếp tục phát triển, đăng tải và quản lý nhiều nội dung mới và hấp dẫn.
Được công bố vào đầu tháng 9/ 2018, dự án Jupiter Chain hợp tác cùng Deloitte đã phát triển một nền tảng trao đổi dữ liệu hấp dẫn cho Đông Nam Á. Người dùng có thể kiểm soát và chia sẻ thông tin cá nhân của họ, đồng thời được thưởng vì đã tự nguyện đóng góp. Blockchain sẽ cung cấp một bản thỏa thuận minh bạch với các doanh nghiệp và người dùng muốn kiếm tiền từ dữ liệu của họ.
Khi các nhà đầu tư và khởi nghiệp ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, người dân sẽ càng được hưởng lợi và bản thân công nghệ này sẽ ngày càng phát triển. Đông Nam Á đã và đang từng bước trở thành điểm đến cho sự phát triển đầy ấn tượng của công nghệ blockchain.